261 lượt xem

Những vấn đề về tâm lý trẻ 3 tuổi bố mẹ cần biết

Nghe giọng đọc

Cuộc đời con người được chia ra làm nhiều giai đoạn. Ở bất cứ giai đoạn nào, độ tuổi nào thì người ta đều có những vấn đề tâm lý riêng. Và trẻ 3 tuổi cũng không ngoại lệ. Tâm lý trẻ 3 tuổi cũng có rất nhiều vấn đề khiến bố mẹ phải đau đầu. Và những vấn đề đó đã tạo nên cơn khủng hoảng mà người ta thường gọi là “khủng hoảng tuổi lên 3”.

Một số đặc điểm của tâm lý trẻ 3 tuổi

Biết cách thể hiện cảm xúc cá nhân

Khi lên 3, trẻ bắt đầu biết cách thể hiện cảm xúc của mình và hiểu được cảm xúc của mọi người xung quanh. Đây là lúc trẻ biết cách bày tỏ tình cảm của mình với ông bà, bố mẹ. Trẻ cũng học cách tỏ ra thân thiện, cởi mở hơn với các bạn cùng chơi.

Lúc này, trẻ cũng đã có ý thức về cảm xúc rất rõ ràng. Trẻ sẽ tỏ ra thích thú, vui sướng khi được khen, biết hối lỗi khi làm sai, biết xấu hổ khi bị quở trách. Trẻ thậm chí còn có thể tự đưa ra nhận xét về mình. Trẻ học kỹ năng này thông qua việc bắt chước cách nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong sách truyện.

Tâm lý trẻ 3 tuổi

 

Hình thành “cái tôi” cá nhân

Lên 3 tuổi cũng là lúc “cái tôi” cá nhân của trẻ bắt đầu hình thành. Trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình và có thể phân biệt sự khác biệt giữa bản thân và thế giới xung quanh. Vì thế, trẻ sẽ nảy sinh ý muốn và hành động phân biệt mình với người khác. Trẻ cũng thích nghe người khác đánh giá và nhận xét về mình. Và dĩ nhiên là trẻ rất thích được khen ngợi. Tuy nhiên, bố mẹ đừng nên khen ngợi trẻ quá mức. Bởi điều này rất dễ mang đến những hậu quả tiêu cực cho hành vi, cư xử của trẻ.

“Cái tôi” của trẻ được thể hiện rõ nhất khi trẻ trở nên thích tự lập. Trẻ thích và mong muốn được tự làm mọi việc, muốn yêu cầu quyền lợi cá nhân đối với mọi vật xung quanh, muốn được trở thành người lớn và được công nhận như người lớn ngay lập tức. Trẻ cũng không muốn bất cứ ai can thiệp vào các hoạt động của mình. Khao khát được trở thành người lớn, được tôn trọng sự độc lập là động lực thúc đẩy sự phát triển cái tôi ở trẻ.

Thích tìm tòi, khám phá

Lên 3 tuổi, trẻ cũng bắt đầu tò mò nhiều hơn và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh bằng tất cả mọi cách. Trẻ thích tìm tòi và khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống. Trẻ sẽ bắt đầu chú ý hơn tới các vật dụng trong gia đình. Vậy nên sẽ không có gì lạ nếu trẻ muốn chạm vào và thử nghiệm cách hoạt động của những món đồ này.

Ngoài các vật dụng trong nhà, trẻ còn thích quan sát các hiện tượng qua cửa sổ, bắt chước tiếng kêu và động tác của các loài động vật, thích nghịch nước và chơi bóng,… Trong đầu trẻ giờ đây có cả hàng vạn câu hỏi vì sao. Trong mắt trẻ lúc này, mọi thứ xung quanh đều là đồ chơi. Và từ chính những món đồ chơi này sẽ trở thành đạo cụ giúp trẻ luyện tập các kỹ năng đơn giản và phát triển trí tưởng tượng của trẻ.

Đặc điểm tâm lý trẻ 3 tuổi

Khủng hoảng tuổi lên 3 là gì?

Những vấn đề tâm lý kể trên có thể khiến trẻ gặp phải “khủng hoảng tuổi lên 3”. “Khủng hoảng tuổi lên 3” là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển tâm lý trẻ nhỏ. Đây là một dấu mốc phát triển hoàn toàn bình thường và tất yếu ở trẻ. Vì vậy bố mẹ không cần quá ngạc nhiên hay lo lắng khi trẻ có dấu hiệu thay đổi. Thông qua lần khủng hoảng này, trẻ sẽ học được cách giải quyết các vấn đề. Trẻ phải vượt qua nó thì mới có thể phát triển bình thường, cứng cáp và có đủ kỹ năng để đối mặt với những giai đoạn khủng hoảng về sau.

Khủng hoảng tâm lý trẻ 3 tuổi kéo dài bao lâu?

Giống như tên gọi, khủng hoảng này bắt đầu từ khi trẻ lên 3 tuổi. Nó thường kéo dài đến khi trẻ 4 tuổi rưỡi với mức độ và cường độ khác nhau, tùy thuộc vào tính khí c

 

ủa mỗi bé. Trong giai đoạn ấy, trẻ học thêm được nhiều kỹ năng hơn và có sự thay đổi rõ rệt về tâm lý và hành vi.

Nguyên nhân tâm lý trẻ 3 tuổi gặp khủng hoảng

Nguyên nhân chính khiến tâm lý trẻ 3 tuổi gặp khủng hoảng chính là do sự mâu thuẫn giữa năng lực cá nhân và nhu cầu của trẻ.

Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức độc lập và có nhu cầu khẳng định bản thân. Trẻ có xu hướng hay so sánh bản thân với người lớn trong nhà, muốn làm mọi việc giống như người lớn và được người lớn công nhận. Thế nhưng vì khả năng vẫn còn hạn chế, nên các bé chưa thể tự mình làm được mọi việc, hoặc thường xuyên bị bố mẹ ngăn cấm vì lý do an toàn, từ đó mới nảy sinh xung đột.

Ngoài ra, ở tuổi này, khả năng ngôn ngữ của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì thế, các bé chưa thể diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người khác. Điều này dẫn đến việc trẻ bị ức chế, khiến trẻ dễ nổi cáu, bướng bỉnh và hay la hét.

Khủng hoảng tuổi lên 3

Dấu hiệu trẻ bị khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3

Phản ứng tiêu cực: Trẻ thường không nghe lời và làm theo những yêu cầu, chỉ dẫn của người lớn. Có thể có phản ứng chống đối vô cùng mạnh mẽ, tiêu cực

Bướng bỉnh: Trẻ khẳng định về một điều gì đó và quyết không đồng ý với cách giải thích khác. Thậm chí còn chống đối lại sự hướng dẫn, quy tắc, lối sống của người lớn.

Ngoan cố: Trẻ chỉ muốn quan tâm tới sự thỏa mãn, đòi hỏi của bản thân. Nhiều khi trẻ đòi làm cho bằng được. Không phải vì thật sự thích điều đó, mà chỉ là muốn bố mẹ phải chịu thua mình.

Chuyên quyền: Trẻ tỏ ra ích kỷ và chuyên quyền với mọi thứ xung quanh. Trẻ muốn tất cả phải thuộc về mình và không muốn chia sẻ với bất kỳ ai. Điều này thường xảy ra ở các gia đình chỉ có một con.

Ăn vạ: Nếu không đạt được điều mình muốn, trẻ phản kháng bằng cách khóc lóc, mè nheo, thậm chí đập phá đồ đạc hoặc tự làm mình bị thương để đạt được mục đích.

Tự tiện và tò mò: Là biểu hiện cho việc trẻ muốn thoát khỏi sự quản lý của người lớn. Trẻ tự mình quyết định làm điều gì đó mà không cần đến sự đồng ý của bố mẹ.

Vô lễ với người lớn: Trẻ bắt đầu nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn. Một số trẻ thậm chí còn cấu véo, cắn hoặc đánh bố mẹ.

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 3

Kết luận

Khủng hoảng tuổi lên 3 và những vấn đề tâm lý trẻ 3 tuổi là điều không thể tránh khỏi. Nhưng rồi nó cũng sẽ sớm qua đi. Quan trọng là bố mẹ cần hiểu rằng đây là điều tất yếu và có ích cho trẻ về sau. Vì vậy, bố mẹ hãy nuôi dạy con bằng lòng bao dung, kiên nhẫn và luôn đồng hành cùng con để con có thể phát triển khỏe mạnh nhất. Tham khảo nhiều bài khác để hiểu hơn về tâm lý trẻ nhỏ tại https://suckhoechudongvietnam.vn/

Bài viết mới cập nhật:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.